Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài
Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài. LawKey xin gửi tới bài viết tổng hợp theo quy định mới nhất của pháp luật.
1. Quy trình thủ tục:
a. Trình tự thực hiện:
– Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội.
– Sở Công Thương xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Công Thương thông báo cho Thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Sở Công Thương công bố trên trang thông tin điện tử của Sở về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b. Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Hà Nội, 331 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
– Nộp thông qua hệ thống bưu chính, chuyển phát.
– Nộp trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 Sở Công Thương Hà Nội).
2. Thành phần hồ sơ
a.. Đối với văn phòng đại diện do Sở Công Thương cấp phép:
* Chấm dứt hoạt động không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép và hết hạn giấy phép nhưng không được gia hạn:
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện;
– Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
* Chấm dứt hoạt động trong trường hợp hết hạn giấy phép nhưng không được gia hạn:
– Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
– Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
* Chấm dứt hoạt động do bị thu hồi giấy phép:
– Bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Cơ quan cấp Giấy phép
– Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
b. Đối với văn phòng đại diện không do Sở Công Thương cấp phép:
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu.
– Bản sao công chứng văn bản xác nhận việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của cơ quan cấp giấy phép.
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trên đây là Thủ tục chấm dứt Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài. Hãy gọi LawKey để được tư vấn miễn phí và báo giá dịch vụ ưu đãi nhất ngay hôm nay.
Hotline: 0967 59 11 28 Máy bàn: 024 665 65 366



Thủ tục chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài mới nhất
Nhà đầu tư khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì cần phải chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để [...]



Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?
Đánh giá môi trường chiến lược là gì? Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược? Trong bài viết [...]