Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép ?
– Tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép theo điều 347 Bộ luật hình sự 2015 là người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019 thì xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Trong đó
– Xuất cảnh trái phép là ra khỏi biên giới Việt Nam mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này trước đây thường gọi là “trốn ra nước ngoài”.
– Nhập cảnh trái phép là từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam.
– Ở lại Việt Nam trái phép là hết thời hạn ở Việt Nam nhưng vẫn không chịu rời khỏi Việt Nam.
Dấu hiệu pháp lý
Tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép có những yếu tố cấu thành cơ bản như sau:
Chủ thể
Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Khách thể của tội phạm này là hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi mình đang làm là xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại Việt Nam trái phép nhưng vẫn cố ý muốn thực hiện.
Động cơ, mục địch thì tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, có người vì đoàn tụ gia đình, có người vì chuyện làm ăn kinh tế, có người vì trốn tránh tội lỗi…nhưng nếu xuất cảnh trái phép vì mục địch chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép cấu thành tội chốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự.
Mặt khách quan
* Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh
– Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả. Nếu chốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thì cấu thành tội chốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
* Tội ở lại Việt Nam trái phép
– Thể hiện ở hành vi được phép nhập cảnh vào Việt Nam một cách hợp pháp nhưng hết thời hạn đã tự ý trốn ở lại Việt Nam không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam.
=> Hành vi xuất nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép chỉ cấu thành tội phạm nếu trước đó người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Về hình phạt
Tại điều 347 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép quy định như sau:
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
>>Xem thêm: Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Trên đây là bài viết về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.

Làm lây dịch Covid -19 bị xử phạt như thế nào
Dịch Covid 19 hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc phòng chống dịch không chỉ là nhiệm vụ của toàn hệ thống [...]

Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Thế nào là cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự? Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý hình [...]