Nữ youtuber đào mỏ trên tinder có bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo?
Mới đây, trên MXH lan truyền đoạn video chia sẻ cách kiếm tiền trên Tinder của một cô gái có tài khoản YouTube tên K. (28 tuổi). Đoạn video được đăng tải với tựa đề “Những lần mình kiếm tiền trên Tinder”. Vậy hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể khái niệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng có thể hiểu: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Nữ youtuber đào mỏ trên tinder có bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo?
Để nhận biết nữ youtuber trên có bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt sản hay không thì cần căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:
Chủ thể
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Mặt khách quan
♣ Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
♣ Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý: Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, hành vi của nữ youtuber không bị cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ bị lên án về mặt đạo đức.
Chưa đến mức truy cứu TNHS thì sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
♣ Hình phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
♣ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
>>Xem thêm: Ép con mình sử dụng ma túy đá có phải chịu TNHS không?
Trên đây là bài viết về: Nữ youtuber đào mỏ trên tinder có bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Mức phạt hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác
Hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình [...]

Tổng hợp các trường hợp được đề nghị đặc xá năm 2023
Trường hợp nào được đề nghị đặc xá trong năm 2023? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đặc xá từ án tù chung [...]