Nên thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh ?
Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh có những điểm khác biệt nào? Nên lựa chọn thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Luật phí và lệ phí 2015
Khái niệm
Khái niệm văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được quy định chi tiết trong Luật doanh nghiệp 2020.
Văn phòng đại diện
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020:
– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh
Theo Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh sẽ dựa vào các tiêu chí sau đây.
Về hoạt động kinh doanh
– Văn phòng đại diện: Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của công ty.
– Địa điểm kinh doanh: Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh.
Về mục đích thành lập
– Văn phòng đại diện: Làm địa điểm liên lạc, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng,…
– Địa điểm kinh doanh: Hoạt động kinh doanh
Về cơ cấu tổ chức
– Văn phòng đại diện: Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Địa điểm kinh doanh: Tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể do doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo. Không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Về quy định con dấu
– Văn phòng đại diện: Có con dấu riêng.
– Địa điểm kinh doanh: Không có con dấu riêng.
Về các loại thuế phải nộp
– Văn phòng đại diện: Phải nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu thực hiện các hoạt động kinh doanh thì phải nộp thêm lệ phí môn bài).
– Địa điểm kinh doanh: Phải nộp lệ phí môn bài.
Về thủ tục thành lập
– Văn phòng đại diện: Đăng ký hoạt động.
– Địa điểm kinh doanh: Thông báo địa điểm.
Ưu, nhược điểm của từng loại hình đơn vị phụ thuộc
Để biết nên lựa chọn thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về ưu, nhược của hai loại hình đó dưới đây.
Ưu nhược điểm của văn phòng đại diện
Ưu điểm:
♣ Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn là đến văn phòng công ty.
♣ Có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
Nhược điểm:
♣ Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.
♣ Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán. Chỉ được giới thiệu sản phẩm, không được mua bán trực tiếp.
Ưu, nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Ưu điểm:
♣ Địa điểm kinh doanh có chức năng kinh doanh nên khi muốn phát triển, mở rộng doanh nghiệp thì có thể mở địa điểm kinh doanh.
♣ Dễ dàng mở tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh thành có chi nhánh/trụ sở chính của công ty, dễ dàng đóng cửa địa điểm kinh doanh mà không tốn thiều chi phí và thủ tục như của Chi nhánh.
Nhược điểm:
♣ Nếu chỉ có địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không có quyền đăng ký con dấu riêng.
♣ Phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.
♣ Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
>>Xem thêm: Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh
Trên đây là bài viết về Nên thành lập văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh? Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.

Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi
Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các điều kiện và quy định của pháp luật chứng khoán và luật doanh nghiệp có liên [...]

Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con
Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con. Các lưu ý về báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ, công ty con. [...]