Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ?
Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ? Sự khác nhau giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm
Pháp luật quy định về Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Theo Khoản 1 Điều 156 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.”
Tổng giám đốc
Theo Khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
Sự khác nhau giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Sự khác nhau giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được phân biệt theo các tiêu chí:
Đối tượng
– Chủ tịch HĐQT: Do HĐQT bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên HĐQT.
Lưu ý: Chủ tịch HĐQT công ty đại chúng và công ty cổ phần là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần không được kiêm Tổng giám đốc.
– Tổng giám đốc: Do HĐQT bầu một thành viên trong HĐQT hoặc thuê người khác.
Vai trò
– Chủ tịch HĐQT: Giám sát và điều hành HĐQT.
– Tổng giám đốc: Giám sát và điều hành HĐQT.
Cơ quan giám sát hoạt động
– Chủ tịch HĐQT: Không phải chịu sự giám sát hoạt động của HĐQT.
– Tổng giám đốc: Chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Quyền và nghĩa vụ
– Chủ tịch HĐQT:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
– Tổng giám đốc:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Tuyển dụng lao động.
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Chủ tịch HĐQT: Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
– Tổng giám đốc: Trường hợp điều hành trái với quy định về quyền và nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ?
Để biết được ai là người đứng đầu trong công ty thì hãy cùng tìm hiểu qua các vấn đề sau:
Về quan hệ nội bộ
Cơ cấu của một CTCP gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, sau đó mới đến Giám đốc/Tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu, đại diện cho HĐQT/Đại hội đồng cổ đông, các cơ quan cao nhất trong công ty và trong một số trường hợp (thuê giám đốc), Chủ tịch HĐQT là người thay mặt công ty ký kết HĐLĐ, trong đó quy định quyền hạn của Tổng giám đốc.
Chủ tịch HĐQT có thể giám sát công việc của Tổng giám đốc
– Theo Điểm k Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Với tư cách là thành viên của HĐQT, Chủ tịch HĐQT có thể giám sát Tổng giám đốc.
Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định liên quan đến Tổng giám đốc phải thông qua bằng cách lấy ý kiến, biểu quyết tại cuộc họp của HĐQT.
– Thành viên HĐQT (trong đó có Chủ tịch HĐQT) có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.
Tổng giám đốc khi được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT.
Như vậy, Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu công ty và điều hành HĐQT còn Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT.
>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về danh sách cổ đông trong CTCP
Trên đây là bài viết Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ? Nếu còn bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp có cần phiếu lý lịch tư pháp?
Một trong những vấn đề khách hàng thường hỏi LawKey là hồ sơ thành lập doanh nghiệp có cần phiếu lý lịch tư pháp không? [...]

Khai nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức
Việc nộp thuế môn bài phải được thực hiện theo quy định và trình tự của pháp luật? Vậy việc khai nộp lệ phí môn [...]