Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có làm thay đổi mã số thuế không?
Khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì mã số thuế của doanh nghiệp đó có bị thay đổi không? Pháp luật quy định về mã số thuế như thế nào?
Căn cứ pháp lý
– Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.
Thế nào là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:
+ Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và ngược lại;
+ Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và ngược lại;
+ Chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp giám đốc Doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải là Chủ sở hữu hoặc phải là thành viên của công ty.
>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Mã số thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:
“Cấp mã số thuế
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Cụ thể:
a) Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
…
d) Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.”
Theo quy định trên, mã số thuế là mã doanh nghiệp, gắn chặt với doanh nghiệp. Mã số này theo doanh nghiệp xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là chuyển từ mô hình hoạt động của doanh nghiệp sang một loại hình doanh nghiệp khác mà không làm chấm dứt hoạt động của công ty. Do đó, mã số thuế của doanh nghiệp đã được cấp sẽ được giữ nguyên và trở thành mã số thuế của doanh nghiệp mới.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Đối với doanh nghiệp, mã số thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về Quy định cấp và sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp mới nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Cổ phần ưu đãi khác Cổ phần phổ thông ở những điểm nào ?
Cổ phần ưu đãi khác Cổ phần phổ thông ở những điểm nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thế nào [...]
Những điểm mới về con dấu doanh nghiệp từ 01/01/2021
Những điểm mới về con dấu doanh nghiệp từ ngày 01/01/2021 mà doanh nghiệp cần biết theo Luật doanh nghiệp 2020 so với luật [...]