Chuyển vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn đầu tư như thế nào? Chuyển vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài? Những thắc mắc này sẽ được Lawkey giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Với trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở thành thành viên, cổ đông của doanh nghiệp hiện hữu.
Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định nêu trên phải đáp ứng các điều kiện về:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán; Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác. (khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 ):
– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc đầu tư gián tiếp vào Việt Nam phải thực hiện bằng đồng Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp hay góp vốn đều phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.
>>> Xem thêm
Các hình thức Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần phần vốn góp
2. Các hình thức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
- Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
- Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.
3. Chuyển vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi. Ngân hàng được phép bao gồm ngân hàng thương mại; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh và hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mới mở sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây.
4. Hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
- Giấy đăng ký mở tài khoản thanh toán (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
- Bản chính hoặc bản sao Giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp. Như: Quyết định thành lập; giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
- Bản chính hoặc bản sao Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán.
- Bản sao hoặc bản chính thẻ căn cước công dân; hoặc giấy chứng minh nhân dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người nêu trên.
Trình tự thủ tục mở tài khoản sẽ thực hiện theo quy định pháp luật và quy định của ngân hàng nơi mở tài khoản.
Xem thêm >>> Thủ tục mở tài khoản ngân hàng trong công ty cổ phần
5. Sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
5.1. Các khoản chi
- Chi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển vốn, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài;
- Chi thanh toán các chi phí hợp pháp phát sinh tại Việt Nam;
- Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;
- Chi chuyển khoản sang tài khoản của các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức ủy thác đầu tư);
- Các giao dịch chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
5.2. Các khoản thu
- Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
- Thu từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán và các giấy tờ có giá khác, nhận cổ tức, lãi từ trái phiếu và giấy tờ có giá phát sinh bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
- Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;
- Thu chuyển khoản từ tài khoản của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức ủy thác đầu tư);
- Các giao dịch thu hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm >>> Chuyển vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
*** Căn cứ pháp lý ***
Thông tư 05/2014/TT-NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư 23/2014/TT-NHNN Thông tư Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chứng cung ứng dịch vụ thanh toán
Thông tư 02/2019/TT-NHNN Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN
Trên đây là những thông tin cơ bản về chuyển vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty LawKey, Đại lý thuế TaxKey
Hà Nội: Phòng 1704, tòa nhà B10B đường Nguyễn Chánh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy
Đà Nẵng: Kiệt 546 (H5/1/8) Tôn Đản, P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ
Hồ Chí Minh: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh
Điện thoại: 024 665 65 366 | 0967 591 128
Email: Contact@lawkey.vn
Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật | Youtube: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật
Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu và đại lý bán lẻ xăng dầu
Hệ thống phân phối xăng dầu có ở khắp nơi để kịp thời phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy đại lý kinh doanh [...]
Thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ? Nghị định [...]