Cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
Cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được quy định như thế nào? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT
1. Quy định pháp luật về cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Theo quy định Luật Đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó sẽ thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Với quy định như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tốn thời gian, tốn công sức không cần thiết. Không những thế còn tốn những chi phí không đáng có. Hồ sơ còn có những loại giấy tờ bị trùng lặp.
Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT, có hiệu lực từ ngày 15/6/2017. Thông tư này có hiệu lực đã làm giảm những hạn chế vừa nêu trên. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện thủ tục theo cơ chế liên thông. Được thực hiện đồng thời với cơ chế trao đổi thông tin giữa hai cơ quan đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh.
>>>Xem thêm: Quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
2. Trình tự thủ tục thực hiện cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Sẽ nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận vốn góp. Tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sẽ kiểm tra điều kiện tiếp nhận của hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Và kiểm tra điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chưa bao gồm Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư sẽ trao Giấy biên nhận. Về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 2. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn giao hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
Trong cùng ngày làm việc với ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bàn giao hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3. Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
– Đối với Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tiến hành xử lý hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Theo quy trình đã được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn.
– Đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh:
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Và gửi phản hồi đến Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư về tính hợp lệ của hồ sơ.
- Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ:
Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi phản hồi đến Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Về tính hợp lệ của hồ sơ. Chờ Sở Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Và gửi cho Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Để tổng hợp, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện. Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận. Và gửi cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để tiếp tục xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Ban hành Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Để thực hiện hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong cùng ngày làm việc với ngày ban hành Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sẽ gửi Văn bản này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
>>>Xem thêm: Cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
Bước 5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong cùng ngày làm việc với ngày nhận được Văn bản chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và cũng cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời chuyển Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận tới Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 6. Trả kết quả cho nhà đầu tư
Trong thời hạn 1 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trả Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cùng với Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp có nhu cầu, doanh nghiệp có thể nhận trước Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
>>>Xem thêm: Đối tượng và nguyên tắc áp dụng trong cơ chế liên thông
3. Hồ sơ về cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Hồ sơ về đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với cơ quan đăng ký đầu tư
– Hồ sơ về đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với cơ quan đăng ký doanh nghiệp
– Giấy tờ chứng minh của nhà đầu tư:
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập. Hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
>>>Xem thêm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
Trên đây là những thông tin cơ bản về Cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn đầu tư chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Xây dựng khách sạn tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục xây dựng khách sạn tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài là gì? Nhà đầu tư nước ngoài phải thực [...]

Thủ tục quảng cáo, hội thảo phân bón
Hiện nay việc quảng cáo, hội thảo phân bón muốn được thực hiện trên thực tế cần tuân theo những quy chuẩn, trình tự [...]