Có nên đăng ký nhãn hiệu hay không ? Bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Có nên đăng ký nhãn hiệu hay không ? Bảo hộ thương hiệu như thế nào theo quy định của pháp luật.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh những hệ lụy tiêu cực
Bạn có biết rằng trong xã hội ngày nay, một sản phẩm “bán chạy”, một nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu thích sẽ ngay lập tức có hàng nhái theo mẫu mã, theo nhãn hiệu của bạn với rất nhiều chiêu trò. Nguy cơ này có thể đến từ chính đối thủ cạnh tranh của bạn và cả những thành phần “cơ hội”. Thật bất công khi quá trình sáng tạo, sự đầu tư về trí tuệ, tài chính và công sức mà bạn đã bỏ vào đó lại bị đánh cắp một cách ngang nhiên. Vậy làm cách nào để bạn giữ được “tài sản trí tuệ” của mình?
LawKey Việt Nam sẽ giúp bạn tìm ra chìa khóa của vấn đề này. Đó chính là việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ của bạn mà cụ thể ở đây là bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Có nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành đã ghi nhận thành văn Chính sách của nhà nước về sở hữu trí tuệ. Trong đó, Nhà nước “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân” (Điều 8 – Luật Sở hữu trí tuệ), đồng thời đã trao cho bạn quyền để bảo vệ lợi ích chính đáng của chính bạn.
Đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ
Cụ thể, Khoản 1 Điều 87 quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 của luật này đã quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác…”.
Lợi ích khi bạn đã tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó chính là có một nhãn hiệu thuộc về bạn, bạn là chủ sở hữu hợp pháp. Bạn có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu của bạn. Bạn cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm ấy hoặc khởi kiện ra tòa án, đưa ra trọng tài thương mại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người xâm phạm nhãn hiệu của bạn sẽ bị xử phạt
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính và thậm chí là hình sự. Vì vậy, còn chần chừ gì nữa khi tự mình bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính bản thân mình. Bạn hãy ngay lập tức sử dụng quyền mà pháp luật trao cho là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp
Cuối cùng, Lawkey chúc bạn có những lựa chọn pháp lý sáng suốt để những sản phẩm trí tuệ mà bạn đã đầu tư công sức, tài chính sẽ không đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “ngang nhiên chiếm đoạt” của những tổ chức, cá nhân khác. Sản phẩm của bạn ngày càng phát triển thành một nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến và được săn đón trên thị trường từ đó tạo tiền đề cho bạn xây dựng và bảo hộ một thương hiệu uy tín của riêng bạn.
Xem thêm: Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Trên đây là lời khuyên về việc có nên đăng ký nhãn hiệu. Nếu cần tư vấn thêm hoặc muốn đăng ký hãy liên hệ với LawKey để tìm hiểu thêm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín của chúng tôi.
So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có điểm gì gống và khác nhau? LawKey xin gửi tới bạn đọc nội dung bài viết so sánh nhãn [...]
Phạt hành chính do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh năng động, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ngày càng phổ biến và phức [...]