Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là những ai? Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là bao nhiêu? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Lawkey.

Người phụ thuộc là những ai?

Theo quy định tại khoản d Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu rõ, người phụ thuộc gồm:

  • Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

  • Vợ hoặc chồng của người nộp thuế mà không có thu nhập. Thu nhập bình quân trong tháng tính từ tổng các nguồn thu nhập không quá 1 triệu/ tháng
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện không có thu nhập. Thu nhập bình quân trong tháng tính từ tổng tất cả các nguồn không quá 1 triệu/ tháng
  • Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và phải đáp ứng điều kiện không có thu nhập. Thu nhập bình quân trong tháng tính từ tổng các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu/ tháng bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.


Điều kiện để được xem xét là người phụ thuộc

Theo quy định của pháp luật hiện nay điều kiện xem xét là người phụ thuộc được chia làm 2 nhóm đối tượng như sau:

Đối với người trong độ tuổi lao động

  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động: Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm. Tính từ tổng tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng/ tháng

Đối với người ngoài độ tuổi lao động

Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tổng các nguồn không được vượt quá 1 triệu đồng/ tháng


Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau: 

  • Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được áp dụng là 3,6 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc theo quy định mới nhất

Một số quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh


Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Theo quy định tại Khoản c, h Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

  • Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, thu nhập từ tiền công từ 9 triệu đồng/ tháng trở xuống thì không cần phải kê khai người phụ thuộc.
  • Nếu người nộp thuế có tổng thu nhập từ các nguồn lớn hơn 9 triệu đồng/ tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thì phải đăng ký giảm trừ gia cảnh, kèm theo hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.
  • Người nộp thuế muốn được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì phải đi đăng ký với cơ quan thuế và được cấp mã số thuế.

Như vậy, khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế. Và người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.

Xem thêm: Những lưu ý khi đăng ký người phụ thuộc

Xem thêm: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Trên đây là toàn bộ nội dung ” Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc” của Lawkey. Mọi thắc mắc, băn khoăn hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu