Điều kiện kinh doanh Sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa là mô hình nhận được sự khá nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải quý doanh nghiệp nào cũng hiểu và nắm rõ về loại hình này. Để giải đáp, trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc về các quy định liên quan khi kinh doanh Sở giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành.
I. Điều kiện kinh doanh sở giao dịch hàng hóa:
1. Vốn điều lệ:
+ Từ 150 tỷ đồng trở lên;
2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất:
Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:
– Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng.
– Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ.
– Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
– Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
– Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng (nếu có).
3. Điều lệ hoạt động:
Không trái với các quy định pháp luật và gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;
– Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;
– Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;
– Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch;
– Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;
– Ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;
– Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;
– Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;
– Các biện pháp quản lý rủi ro;
– Giải quyết tranh chấp;
– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;
– Các nội dung có liên quan khác .
II. Trình tự thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa:
1.Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
– Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP);
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh;
– Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa kèm Biên bản thông qua dự thảo Điều lệ.
Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
2. Nơi nộp hồ sơ:
+ Bộ Công thương.
Xem thêm: Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực Công Thương
3. Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung.
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
III. Các vấn đề liên quan:
+ Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
Thành viên của sở giao dịch hàng hóa Gồm:
– Thành viên kinh doanh;
– Thành viên môi giới.
Thành viên môi giới chỉ được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên môi giới có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.
+ Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Vốn điều lệ từ năm tỷ đồng trở lên.
3. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Căn cứ các điều kiện trên và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên môi giới cho thương nhân.
Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.
+ Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Vốn điều lệ từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên.
3. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Căn cứ các điều kiện trên và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên kinh doanh cho thương nhân.
Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ tới quý bạn đọc về các quy định liên quan về thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc liên quan, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với Lawkey qua số hotline để được hỗ trợ. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Làm sao để nhận diện được app đầu tư chứng khoán hợp pháp?
Làm sao để nhận diện được app đầu tư chứng khoán hợp pháp trên các nền tảng mạng xã hội? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non của nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải [...]