Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là gì
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được định nghĩa đầy đủ thành một điều luật cụ thể. Tuy nhiên theo khoản 22 điều 3 luật đầu tư 2020 có quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Vì vậy ta có thể hiểu công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các công ty có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điểm c khoản 1 điều 22 luật đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế: “Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”
Và điểm a khoản 1 điều 37 luật đầu tư 2020: “Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;”
Tuy nhiên điểm b khoản 2 điều 37 luật đầu tư 2020:”Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;“
Điều 23 luật đầu tư 2020 quy định:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.”
Vì vậy, ta có thể kết luận các trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Các trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Các trường hợp còn lại không thuộc các trường hợp trên.
Đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì phải xin quyết định chủ trương đầu tư trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đảm bảo về hình thức đầu tư
Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hình thức đầu tư bắt buộc phải là thành lập tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư có thể chọn một trong các loại hình doanh nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân để đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Bước này được thực hiện sau khi nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đảm bảo điều kiện về phạm vi hoạt động
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật đầu tư 2020.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
Đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
Nếu nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh chính thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường thì sẽ bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
Xem thêm: Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tham khảo dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện Kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch [...]

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
Để thu hút các nhà đầu tư, pháp luật Việt Nam có những chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số ngành nghề và địa [...]