Đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất
Người được cấp Giấy chứng nhận hành nghề dịch vụ kế toán được phép hành nghề. Dưới đây là các trường hợp đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất mà kế toán viên hành nghề nên biết.
Các trường hợp bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 296/2016/TT-BTC, người hành nghề dịch vụ kế toán sẽ bị đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kế toán viên hành nghề không thực hiện trách nhiệm của mình khi hành nghề
Pháp luật đặt ra một số trách nhiệm cho người hành nghề kế toán buộc họ phải thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Kế toán viên khi không thực hiện các trách nhiệm sau thì có thể bị đình chỉ hành nghề, bao gồm:
+ Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
+ Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
+ Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, kế toán viên hành nghề vi phạm một số trách nhiệm trong quá trình hành nghề
Dưới đây sẽ là một số trường hợp dẫn đến việc đình chỉ hành nghề của kế toán viên. Đó là sự vi phạm một số trách nhiệm trong quá trình hành nghề. Cụ thể là:
+ Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kế toán;
+ Không cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của mình theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
+ Không chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính.
+ Kế toán viên hành nghề đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán mà còn đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó.
Thứ ba, một số trường hợp khác
Kế toán viên hành nghề dịch vụ kế toán còn có thể bị đình chỉ hành nghề khi thuộc các trường hợp sau đây:
+ Kế toán viên hành nghề có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Kế toán viên hành nghề không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
+ Kế toán viên hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định mới nhất về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Hậu quả pháp lý
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 296/2016/TT-BTC, khi thuộc các trường hợp bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, cần lưu ý một số nội dung sau:
– Kế toán viên hành nghề không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán trong suốt thời gian bị đình chỉ.
– Khi hết thời gian đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, nếu kế toán viên hành nghề bảo đảm các điều kiện theo quy định và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã được cấp còn thời hạn thì được tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
Xem thêm: Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Trên đây là bài tư vẫn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Doanh nghiệp nộp thuế TNDN ở đâu?
Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp nộp thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính hay ở đâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. [...]