Độc thân cũng có thể bị đánh thuế: Đúng hay sai?
Hiện nay xuất hiện nhiều thông tin cho rằng độc thân sẽ bị phạt, độc thân sẽ bị đánh thuế độc thân. Vậy thông tin này có đúng không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Độc thân cũng có thể bị đánh thuế: Đúng hay sai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
Do đó, có thể hiểu thì kết hôn là quyền tự do của mỗi công dân, không có quy định nào bắt buộc công dân phải kết hôn.
Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng không có bất kỳ quy định nào xử phạt người độc thân không kết hôn, và cũng không có loại thuế nào tên là “thuế độc thân”.
Như vậy, người độc thân chắc chắn sẽ không bị phạt về hành vi không kết hôn và chắc chắn sẽ không bị đánh “thuế độc thân”.
Sở dĩ xuất hiện thông tin “độc thân sẽ bị phạt, độc thân sẽ bị đánh thuế độc thân” là do đang hiểu sai văn bản trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cụ thể, tại Công văn 4737/BYT-VPB1 năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế có nhắc lại một giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 02 con tại Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 đó là:
“…; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.”
Tuy nhiên giải pháp này cũng chỉ nhằm khuyến khích việc sinh đủ 02 con chứ không bắt buộc và giải pháp này đã có từ năm 2020 chứ không phải vừa được Bộ trưởng đưa ra.
Và trong xuyên suốt trong văn bản trả lời của Bộ Y tế thì cũng không có bất cứ câu từ nói rằng sẽ phạt hoặc đánh thuế độc thân đối với người độc thân chưa kết hôn.
Tóm lại, kết hôn là quyền của mỗi công dân, người độc thân sẽ không bị phạt về hành vi không kết hôn và cũng không bị đánh “thuế độc thân”.
Nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 02 con
Tại những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 02 con:
Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 02 con
(1) Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên, …
(2) Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế;…đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
(3) Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau:
(i) Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: Phát triển câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi,…;
(ii) Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình… Chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị;
(iii) Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình; …
(iv) Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
- Nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con;
- Các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn;
- Sinh ít con đối với phát triển kinh tế – xã hội;
- Đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già.
- Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.
Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan
Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản…
Để triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thì các điều kiện cần là đảm bảo nguồn lực cho Chương trình; sự phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách và hướng dẫn thực hiện chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế. .. nhằm vận động, khuyến khích người dân sinh đủ hai con.
>>Xem thêm: Đăng ký nhận cha mẹ con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về: Độc thân cũng có thể bị đánh thuế: Đúng hay sai? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Trường hợp hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Để công nhận đây là hôn nhân hợp pháp; để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai người trong quan hệ hôn nhân thì cần [...]
Không đăng kí khai sinh cho trẻ đúng hạn có bị phạt?
Hiện nay việc đăng kí khai sinh cho trẻ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên vẫn có nhiều bậc cha mẹ chủ quan không đăng kí khai [...]