Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng như thế nào? Các vấn đề cần giải quyết trong trường hợp này? Cùng tìm hiểu qua tình huống sau đây.
Tình huống:
Anh A và chị B đã ngoài 20 tuổi, tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau từ năm 2017. Hai người không tiến hành đăng ký kết hôn. Sau khoảng thời gian chung sống hạnh lúc, anh A có nhiều lần đánh đạp chị B sau khi chị sinh được cháu C vào đầu năm 2018. Ban đầu, anh A hết mực thương yêu cháu và chị B; đồng thời đã tiến hành Đăng ký khai sinh cho cháu theo quy định của luật. Được một thời gian, Anh A cho rằng cháu C không phải là con của anh, chị B đã ngoại tình và anh không muốn nhận đứa bé này là con nữa.
Chị B đã từng phải nhập viện do hành vi hành hung của anh A (có xác nhận của bệnh viện về thương tích), anh A cũng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Hiện nay, hai anh chị đang sống ly thân, cháu C sống cùng với chị. Chị có yêu cầu nhờ tư vấn ly hôn, bảo vệ quyền lời cho chị. Trong thời gian chung sống, anh chị có mua một căn hộ chung cư. Anh A làm công nhân kỹ thuật, thu nhập hàng tháng gần 20 triệu đồng; chị B làm phụ trợ gia đình và chỉ mới đi làm gần đây.
LawKey tư vấn
Với tình huống của Anh A và Chị B, Luật sư LawKey tư vấn như sau:
Mối quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị B
Theo quy định pháp luật tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (LHNGĐ), Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, để được coi là vợ chồng hợp pháp, nam nữ phải đáp ứng các điều kiện về kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là UBND xã nơi cư trú của một trong hai bên nam , nữ. (Điều 17 Luật Hộ tịch 0214)
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 LHNGĐ 2014 thì có thể hiểu Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Do đó, việc anh chị A, B chung sống với nhau mặc dù đã tổ chức lễ cưới là không đủ cơ sở để làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B theo quy định của luật hiện hành.
>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất theo quy định pháp luật
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 LHNGĐ 2014, Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật HNGĐ 2014.
Việc giải quyết được tiến hành sau khi một trong hai bên có yêu cầu ly hôn gửi tới Tòa án. (Khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân gia đình 2014) Tòa án sau khi thụ lý đơn sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B theo quy định của pháp luật.
Về giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu về con chung và quan hệ tài sản giữa hai người trong giai đoạn sông chung như sau:
Về con chung
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. (Điều 15 LHNGĐ)
Tại Khoản 3 Điều 81 LHNGĐ quy định trường hợp Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, chị B được xác định là người trực tiếp nuôi cháu C. Tuy nhiên, Chị cần cung cấp cho tòa những chứ cứ như:
– Khả năng tài chính của bản thân (thu nhập, tiền lương hàng tháng, có ổn định hay không?); Chỗ ở, …
– Chứng cứ về việc bạo hành của người chồng (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình; Lời khai của hàng xóm xác nhận về hành vi của anh A; Việc anh A không quan tâm, chăm sóc, yêu thương cháu C, …)
Đây sẽ là những chứng cứ để Tòa xác định chị có đủ điều kiện để nuôi dạy, chăm sóc cháu C; tạo môi trường thuận lợi để cháu C được phát triển.
Về quan hệ tài sản
Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vấn đề quan hệ tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy, pháp luật giành quyền thỏa thuận trong việc phân chia tài sản (Căn nhà mua trong giai đoạn sống chung) cho anh A và chị B. Nếu hai người không thỏa thuận được thì việc giải quyết căn nhà này sẽ được thực hiện theo quy định của BLDS 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
>>Xem thêm: Có được chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Thủ tục ly hôn có bắt buộc phải hòa giải?
Trên đây là tư vấn của LawKey về Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.

Quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới
Hôn nhân đồng giới là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hôn nhân đồng giới hiện nay?Tất cả sẽ có trong [...]

Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng?
Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Khi nào quyền [...]