Thủ tục cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện
Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Điều kiện tổ chức hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện
Để được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ
Về cơ sở vật chất
- Có nơi tiếp nhận người nghiện; có khu vực thực hiện cắt cơn, giải độc, cấp cứu có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2; khu vực theo dõi phục hồi sau cắt cơn: Diện tích sử dụng tối thiểu 5m2/người cai nghiện, có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ sinh chung, giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) để bảo đảm thời gian lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn, giải độc.
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khỏe, phục hồi sức khỏe sau cắt cơn, giải độc và các thiết bị theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ; có thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa và các loại thuốc cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần.
Về nhân sự
- Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
- Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên.
- Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
Đối với cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện
Về cơ sở vật chất
- Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi và phục hồi sức khỏe sau cắt cơn giải độc. Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần.
- Có nơi học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy.
- Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy.
Về nhân sự
- Người phụ trách chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: xã hội học, tâm lý học, y tế; có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy; là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cai nghiện.
- Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
Đối với cơ sở thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi
Về cơ sở vật chất
Phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất quy định đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ và cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện nêu trên.
Về nhân sự
- Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
- Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên.
- Nhân sự khác: Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, với chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở đề nghị cấp phép điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện
- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở đề nghị cấp phép giáo dục, phục hồi sức khoẻ
- Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện quy định, cụ thể: + Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ: đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
3. Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện
Bước 1: Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện nộp hoặc gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phép thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự nguyện. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. [...]
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ tiêm (chích)
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết [...]