Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như thế nào theo thông tư 133/2016/TT-BTC? Các kế toán sẽ thực hiện thế nào khi tài khoản 521 không còn? Cùng Lawkey tìm hiểu.
♦ Căn cứ pháp lý: Thông tư 133/2016/TT-BTC
1. Tài khoản sử dụng để hạch toán giảm trừ doanh thu
Tài khoản sử dụng để hạch toán giảm trừ doanh thu là tài khoản 511. Nội dung: Phản ánh các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ kế toán.
♣ Kết cấu:
– Bên Nợ:
+ Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
+ Phản ánh doanh thu kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
– Bên Có:
+ Phản ánh các khoản doanh thu từ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
>>>Xem thêm: Hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước trong một số giao dịch
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
– Chiết khấu thương mại:
Là khoản người bán giảm trừ cho người mua. Khi người mua mua với số lượng lớn. Hoặc mua đạt được một doanh số nào đó. Hoặc theo chính sách kích thích bán hàng của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
– Hàng bán bị trả lại:
Cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp xảy ra trong kỳ. Hàng bán bị trả lại trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, kích cỡ… so với hợp đồng kinh tế.
– Giảm giá hàng bán:
Doanh nghiệp giảm giá hàng bán khi hàng của doanh nghiệp gần hết hạn. Doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết hàng tồn kho … Giảm giá hàng bán cũng làm doanh thu bán hàng. Và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bị giảm.
>>>Xem thêm: Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
3.1. Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
– Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng:
Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 333: Phần thuế giá trị gia tăng trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.
Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
– Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng:
Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 333: Phần thuế giá trị gia tăng trên giá trị giảm giá hàng bán
Có TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
– Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán:
Nợ Tk 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 333: Phần thuế giá trị gia tăng của số hàng đã bán bị trả lại
Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về tài khoản về chi phí trả trước – tài khoản 242
3.2. Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
– Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng:
Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế giá trị gia tăng
Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
– Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng:
Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế giá trị gia tăng
Có TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
– Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán:
Nợ TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế giá trị gia tăng
Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.
>>>Xem thêm: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán trong doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản về Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Thế nào là thuế chống bán phá giá theo quy định mới nhất?
Chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ thuế chống bán phá giá nhưng không biết cụ thể như thế nào. Vậy thế nào là thuế [...]
Ấn định thuế là gì?
Ấn định thuế? Theo quy định của pháp luật, các trường hợp nào bị ấn định thuế? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]