Hành nghề mê tín dị đoan bị xử lý như nào ?
Trong đời sống xã hội ta hiện nay mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biển trong cộng đồng dân cư không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Vậy thế nào là mê tín dị đoan ? Hành nghề mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật ? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bào viết dưới đây nhé.
Mê tín dị đoan là gì ?
Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.
Hành nghề mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào ?
Tùy vào từng trường hợp, mức độ hậu quả mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Xử phạt hành chính
Theo điểm đ điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động mê tín dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
- Ngoài ra tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.
- Người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên.
Xử lý hình sự
Bên cạnh đó hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Và cần chú ý xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tác hại xảy ra.
Theo điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:
Khung 1
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bị xử lý hình sự như thế nào ?
Trên đây là quy định của pháp luật về hành nghề mê tín dị đoan Lawkey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.
Quy định về xóa án tích với người dưới 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi nếu phạm tội thì trường hợp nào được xóa án tích? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
Thế nào là tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối ? Bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey [...]