Đánh trộm tử vong có bị phạt tù không?
Đánh trộm dẫn đến tử vong có bị phạt tù không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đánh trộm tử vong có được loại trừ TNHS không?
Theo Điều 24 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, việc một số người tức giận khi bắt được trộm, rồi đánh là điều rất dễ hiểu, thậm chí việc này còn được nhiều người ủng hộ vì cho rằng hành vi trộm cắp tài sản hiện nay diễn ra quá nhiều. Tuy nhiên, nếu việc đánh trộm gây ra hậu quả nghiêm trọng, vượt quá mức cần thiết thì có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và không được loại trừ việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đánh trộm tử vong có bị phạt tù không?
Nếu trong quá trình bắt giữ, kẻ trộm vẫn tiếp tục chống trả quyết liệt thì có thể sử dụng vũ lực đối với kẻ trộm. Tuy nhiên, nếu kẻ trộm đã bị khống chế, như bị trói chân tay, bị nhốt…mà vẫn đánh, dẫn đến hậu quả là kẻ trộm chết thì việc sử dụng vũ lực lúc này lại là vượt quá mức cần thiết. Việc này có thể bị xử lý hình sự về tội “Giết người” hoặc tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, cụ thể:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi i Khoản 22 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
“…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Tội giết người
Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
♣ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Vì động cơ đê hèn.
♣ Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
♣ Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
♣ Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi đánh kẻ trộm tử vong có thể bị truy cứu hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoặc tội “Giết người”.
>>Xem thêm: Ai thuộc đối tượng bị truy nã toàn quốc?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Bào chữa viên nhân dân là ai?
Bào chữa viên nhân dân là ai? Quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên nhân dân? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Bào chữa và trình tự, thủ tục đăng ký bào chữa
Bào chữa và trình tự, thủ tục đăng ký bào chữa được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]