Hành vi buôn bán ngà voi có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, trên trang mạng xã hội có rất nhiều người công khai buôn bán ngà voi với số lượng đáng kể. Vậy việc buôn bán ngà voi có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật có cấm buôn bán ngà voi không?
Căn cứ vào danh mục hàng hóa; dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo của Nghị định số 19/VBHN-BCT; dịch vụ cấm kinh doanh; hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện tại Điểm 8 Phụ lục I về danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh quy định: “Thực vật; động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật; động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng” và được quy định cụ thể tại Công ước CITES; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý; hiếm thì Voi (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng như ngà voi;…) được xếp vào nhóm những động vật đặc biệt quý hiếm là hàng hóa bị cấm buôn bán ở nước ta.
Trường hợp động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm trực tiếp tấn công đe dọa đến tính mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng; sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét; quyết định cho phép được bẫy; bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy; bắn động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe dọa tính mạng nhân dân.
Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus); Tê giác (Rhinoceros sondaicus); Hổ (Panthera tigris); Báo hoa mai (Panthera pardus); Báo gấm (Neofelis nebulosa); Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus); Bò Tót (Bos gaurus); Bò xám (Bos sauveli); Bò rừng (Bos javanicus); Trâu rừng (Bubalus arnee); phải báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; nếu không còn khả năng áp dụng được những biện pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác;…) để bảo vệ tính mạng nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy; bắn tự vệ; sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe dọa tính mạng nhân dân có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường; lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong thời gian không quá 5 ngày làm việc:
– Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương không thể cứu chữa được thì lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm tiêu bản để phục vụ đào tạo nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu hủy bảo đảm làm sạch môi trường.
– Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục; thả lại rừng.
– Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khỏe mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên; Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường sống của chúng.
Xử lý đối với trường hợp vi phạm
Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm không đúng quy định đều bị coi là vi phạm
Căn cứ theo Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm Bộ Luật hình sự 2015 quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh; cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, nếu có hành vi buôn bán ngà voi thì bị coi là buôn bán hàng cấm; bị phạt tù từ 01 năm và nhiều nhất là 15 năm tù. Bên cạnh đó còn bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; cấm hành nghề tùy theo mức độ nặng nhẹ và giá buôn bán ngà voi để Tòa xét xử.
Trên đây là những ý kiến đóng góp theo căn cứ quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Cùng chuyên mục: Người tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Trình tự thi hành án phạt tước một số quyền công dân
Trình tự thi hành án phạt tước một số quyền công dân được thực hiện như thế nào? Trường hợp người chấp hành án chết [...]
04 hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng những hình phạt nào? Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội như [...]