Mức phạt hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ
Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về khái niệm bảo hiểm nhân thọ như sau: Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
♣ Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm;
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
♣ Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 48/2018/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
- Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
- Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Như vậy, hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp 02 lần so với cá nhân.
Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ
Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
- Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
- Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
>>Xem thêm: 07 trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023
Trên đây là bài viết về: Mức phạt hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định mới về kéo dài thời hạn thanh toán lương khi nghỉ việc từ 01/01/2021
Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào? Các quy định mới về kéo dài thời hạn thanh toán lương khi người lao động [...]
Có được cộng dồn thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện?
Có được cộng dồn thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện không? Bài viết dưới đây LawKey sẽ giải đáp nội [...]