Hành vi hát chế lời Quốc ca có thể bị xử lý hình sự?
Theo Hiến pháp 2013, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca. Vậy, hành vi hát chế lời Quốc ca bị xử phạt như thế nào?
Quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca
Theo Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
- Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Như vậy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
Hành vi hát chế lời Quốc ca có thể bị xử lý hình sự?
Đối với người cố tình hát chế lời, giỡn cợt hay các hành vi khác nhằm xúc phạm Quốc ca mà đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm về tội xúc phạm Quốc ca theo Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định về sử dụng Quốc ca
Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 quy định về sử dụng Quốc ca như sau:
Khái niệm
- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm cả nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
- Quốc thiều là nhạc của bài “Tiến quân ca” (Quốc ca).
Sử dụng Quốc ca, Quốc thiều
♣ Quốc ca:
Được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế…
♣ Quốc thiều:
Được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước…
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc theo Hiến pháp 2013
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc theo Điều 64, 65, 66, 67 và 68 Hiến pháp 2013 như sau:
♣ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
♣ Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
♣ Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
♣ Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
♣ Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc.
>>Xem thêm: 07 hành vi bị nghiêm cấm trong việc tạm giữ, tạm giam
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định về triệu tập người làm chứng theo Bộ luật tố tụng hình sự
Người làm chứng bao gồm những ai? Việc triệu tập người làm chứng được quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng [...]
Trường hợp nào được lựa chọn, chỉ định người bào chữa?
Người bào chữa có vai trò góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp [...]