Ký quỹ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?
Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng đó là ký quỹ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.
Dịch vụ xuất khẩu lao động (hay tên đầy đủ là dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Để được hoạt động kinh doanh dịch vụ này doanh nghiệp cần ký quỹ tại ngân hàng. Số tiền ký quỹ ở ngân hàng được coi là sự đảm bảo của doanh nghiệp sẽ đủ tài chính để chịu trách nhiệm đầy đủ trong suốt quá trình người lao động thực hiện hợp đồng.
Lawkey xin gửi tới khách hàng những tư vấn về ký quỹ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006, Nghị định số 126/2007/NĐ-CP
1.Kỹ quỹ là gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, ký quỹ được hiểu là
– Việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Việc ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ là biện pháp bảo đảm doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với người lao động từ khi ký kết hợp đồng lao động đến khi thanh lý hợp đồng lao động.
>>> Xem thêm Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
2.Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động
Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ là:
– Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động: 01 tỷ đồng
– Riêng với doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, thì mức tiền ký quỹ bằng 10% tiền vé máy bay một lượt từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.
Tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp người lao gặp rủi ro, bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nước hoặc điều trị khẩn cấp,.. mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.
Sau thời hạn theo quy định, tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ 1 tỷ đồng.
>>> Xem thêm Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm những gì?
3.Thủ tục kỹ quỹ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động
Thủ tục ký quỹ cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi giấy đề nghị ký quỹ đến ngân hàng
Doanh nghiệp gửi ngân hàng giấy đề nghị mở tài khoản ký quỹ (theo mẫu)
Bước 2: Ký kết hợp đồng ký quỹ
Doanh nghiệp và ngân hàng ký kết hợp đồng ký quỹ. Hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp và ngân hàng;
– Số tiền ký quỹ
– Lãi suất tiền gửi ký quỹ
– Mở và sử dụng tài khoản ký quỹ
– Rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ
– Trách nhiệm của các bên.
Bước 3: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ ký quỹ
– Ngân hàng hạch toán số tiền doanh nghiệp ký quỹ vào tài khoản “Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam” theo tài khoản cấp III “Bảo đảm các thanh toán khác”,hạch toán chi tiết theo từng khách hàng là doanh nghiệp
– Ngân hàng cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bước 4: Doanh nghiệp nộp giấy xác nhận tiền ký quỹ cho cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp nộp giấy xác nhận ký quỹ cho Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày).
>>> Xem thêm Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật khi công ty bị thiệt hại
Người đại diện theo pháp luật của công ty là ai? Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật khi công ty bị thiệt [...]

Hợp đồng dịch vụ là gì ? Quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là gì? Hợp đồng dịch vụ có những đặc điểm pháp lí nào để phân biệt với các loại hợp đồng [...]