Mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình
Hiện nay, mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
♣ Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
♣ Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
♣ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
♣ Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình
Mức xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình được quy định như sau:
Xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình
Theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
Theo Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
Theo Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại như sau:
♣ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
♣ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;
- Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.
♣ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
♣ Biện pháp khắc phục hậu quả đối với: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử,trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Như vậy, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình là 35.000.000 đồng với cá nhân và 70.000.000 đồng với tổ chức. Khi thuộc các trường hợp được quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
>>Xem thêm: Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
Trên đây là bài viết về: Mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan là bản ghi âm, ghi hình. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các bên tham gia hợp đồng và có các quyền, nghĩa vụ [...]

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc [...]