Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Việc nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp gì? Lawkey sẽ đưa ra một số nội dung sau:
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh
Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ thành quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chính là căn cứ vào tính hữu ích hay khả năng ứng dụng của chúng. Nếu các đối tượng của quyền tác giả chủ yếu được áp dụng trong các hoạt động giải trí tinh thần thì các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lại chủ yếu được ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại.
Chính vì lẽ đó mà một trong các điều kiện để được bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là chúng phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cho đời sống con người. Còn đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh phải chứa đựng các chỉ dẫn thương mại, chúng được xem như chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng. Chủ thể nào nằm giữ được các đối tượng này sẽ có những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn những chủ thể khác
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ khi chúng đã được cơ quan nhà nước chính thức cấp văn bằng bảo hộ. Đăng ký văn bằng bảo hộ là cách thức để công khai hóa tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với các chủ thể khác, là cách thức để thông báo tài sản này đã thuộc về chủ thể xác định, qua đó tránh tình trạng tài sản bị người khác chiếm đoạt mà không có căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền của mình.
Khác với quyền tác giả, việc đăng ký chỉ mang tính chất khuyến khích, còn việc đăng ký quyển sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc.
Nếu một người đã đầu tư rất nhiều công sức, tài chính để tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng lại không tiến hành đăng ký quyền cho đối tượng đó thì sẽ không được pháp luật bảo hộ trong trường hợp có người khác chiếm đoạt hoặc đăng ký trước. Họ chỉ được hưởng các quyền của người sử dụng trước nếu thành công trong việc chứng minh họ đã tạo ra sản phẩm đó một cách độc lập trước ngày đơn đăng ký được nộp.
Hơn nữa, thông qua thủ tục đăng ký, nhà nước còn nhằm mục đích khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Bên cạnh đó, vẫn có một số đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập quyền một cách tự động mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký ( bí mật kinh doanh và tên thương mại) do đặc trưng và bản chất của chúng.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ
Khác với loại tài sản hữu hình các đối tượng sở hữu công nghiệp thường được bảo hộ trong khoảng thời gian xác định. Các đối tượng được bảo hộ theo thời hạn là các đối tượng xác định được tác giả sáng tạo ra đối tượng đó; những đối tượng sở hữu công nghiệp không xác định tác giả sáng tạo được bảo hộ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn với những điều kiện nhất định.
Việc quy định thời hạn bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là điều cần thiết. Thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Có thể chia thời hạn bảo hộ thành ba loại:
– Thứ nhất, thời hạn bảo hộ được xác định và không được gia hạn. Loại thời hạn này được áp dụng đối với sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; với giải pháp hữu ích là 10 năm, với thiết kế bố trí mạch tích hợp là 10 năm kể từ ngày đăng ký hoặc ngày có quyền nộp đơn khai thác, cho phép người khác khai thác thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới hoặc 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế bố trí; 20 năm đối với giống cây trồng tính từ ngày cấp; với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
– Thứ hai, thời hạn bảo hộ được xác định và có thể gia hạn. Loại thời hạn này được áp dụng đối với nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần mỗi lần 10 năm. Đối với các đối tượng nêu trên, việc bảo hộ trong thời hạn xác định chỉ có hiệu lực khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng.
+ Đối với các đối tượng nêu trên, việc bảo hộ trong thời hạn xác định chỉ có hiệu lực khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng.
– Thứ ba, thời hạn bảo hộ không xác định. Loại thời hạn này được áp dụng đối với tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh cho đến khi nào còn đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
Trên đây là nội dung Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả
Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề thường gặp. Nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở [...]
Quy định về quyền nhân thân trong Sở hữu trí tuệ
Quyền nhân thân là gì? Quyền nhân thân trong Sở hữu trí tuệ có khác gì với quyền nhân thân trong Luật Dân sự? Hãy cùng [...]