Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thừa kế được chia thành hai loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Vậy chủ thể của thừa kế theo pháp luật là gì? Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Những trường hợp được thừa kế theo pháp luật
Việc thừa kế theo pháp luật phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thừa kế như sau:
Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các phần di sản được hưởng bởi người thừa kế theo pháp luật
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
>> Xem thêm: Thời hiệu thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?
Theo quy định của khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người là người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm những chủ thể được xếp theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy ta có thể đi đến kết luận rằng, chỉ có cá nhân mới có thể trở thành người thừa kế theo pháp luật. Pháp nhân, tổ chức chỉ có thể là người thừa kế di sản theo di chúc.
>> Xem thêm: Những người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập
Đại diện là một chế định quan trọng trong việc xác lập và thực hiện quyền nghĩa vụ của các bên liên quan. Vậy trường [...]

Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân theo luật định
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, [...]