Những điểm đáng chú ý của Bộ luật dân sự
Bộ luật dân sự 2015 là đạo luật điều chỉnh các quan hệ dân sự diễn ra thường ngày trong xã hội. Nhưng có rất nhiều điểm cần lưu ý trong Bộ luật này mà không phải ai cũng nắm được. Để quý bạn đọc có thể tham khảo, trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ về Những điểm đáng chú ý của Bộ luật dân sự 2015.
1. Người chưa thành niên
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật này quy định, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, trong đó độ tuổi chưa thành niên được phân định rõ như sau:
+ Người dưới 6 tuổi (< 6 tuổi) thì tất cả các giao dịch đều cho người đại diện theo pháp luật thực hiện.
+ Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi (6 tuổi < t< 15 tuổi), các giao dịch dân sự đều cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch liên quan đến nhu cầu sinh hoạt hợp lý hằng ngày.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (15 tuổi ≤ t <18 tuổi) tự mình tham gia các giao dịch trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký sở hữu.
Như vậy, theo quy định của BLDS hiện hành thì người chưa thành niên được phân ra thành 3 độ tuổi tương ứng năng lực hành vi dân sự: người dưới 6 tuổi, người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Lưu ý: Trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc cha mẹ bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự không thể đại diện theo pháp luật cho người đó thì cần có người giám hộ theo quy định pháp luật.
2. Thừa kế
2.1 Di chúc
a) Người lập di chúc
– Người lập di chúc phải là người thành niên đáp ứng các điều kiện gồm:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
+ Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nếu người lập di chúc là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó.
b) Hình thức di chúc:
+ Phải được lập bằng văn bản nếu không thể lập bằng văn bản và thỏa mãn các điều kiện thì người đó có lập di chúc miệng.
Lưu ý: Người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới có thể lập di chúc miệng.
+ Trường hợp di chúc bằng văn bản cần có người làm chứng:
Di chúc được đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy thì cần có ít nhất hai người làm chứng; người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt hai người làm chứng. (người làm chứng không thuộc đối tượng được hưởng di sản)
c) Thời điểm có hiệu lực của di chúc:
Thời điểm di chúc có hiệu lực là thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di chúc qua đời).
d) Di chúc bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần trong các trường hợp sau:
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
c) Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc di chúc:
Căn cứ điều 644 BLDS 2015 theo đó:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động
sẽ được đảm bảo hưởng đủ ít nhất 2/3 giá trị một suất thừa kế trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
2.2 Thừa kế theo pháp luật
+ Thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được đặt ra khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di chúc.
Lúc này, người được hưởng di sản thừa kế là cháu của người để lại di sản, được gọi là thừa kế thế vị. Nếu cháu của người để lại di sản cũng chết cùng hoặc trước thời điểm mở thừa kế thì chắt sẽ là người dược hưởng khối di sản đó.
2.3 Thời hiệu thừa kế
+ Thời hiệu về thừa kế theo quy định của BLDS 2015 như sau:
Đối với bất động sản thì thời hiệu thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đây là điểm mới nổi bật của BLDS 2015 so với BLDS 2005 trước đây không quy định về vấn đề này.
2.4 Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế:
Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế cũng có sự thay đổi nhất định so với BLDS 2005, cụ thể thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
a. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
b. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
c. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
d. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
e. Tiền công lao động.
f. Tiền bồi thường thiệt hại.
g. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
h. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
k. Tiền phạt.
l. Các chi phí khác.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập giá rẻ tại Hà Nội
3. Pháp nhân cũng có thể giám hộ
Thay vì quy định chỉ cá nhân mới có quyền giám hộ như trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân cũng có quyền này.
Theo Điều 50, pháp nhân làm người giám hộ đáp ứng 2 điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ và có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
4. Cho phép chuyển đổi giới tính
Quy định về cho phép chuyển đổi giới tính lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, Điều 37 của Luật này quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định.
5. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Đây là nội dung được bổ sung mới vào Bộ luật Dân sự 2015 nhằm bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích hợp pháp người tham gia giao dịch.
Theo Điều 420, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có các điều kiện như: Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh…
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
6. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
BLDS 2015 có sự điều chỉnh về thời hiệu đòi bồi thường thiệt hại, cụ thể là tăng thời hiệu lên 3 năm thay vì 2 năm như quy định trước đây.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Những điểm đáng chú ý của BLDS 2015 Lawkey gửi tới quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Lawkey để được hỗ trợ chi tiết. Xin chân thành cảm ơn!
Chuyển nhượng tài sản thế chấp tại Ngân hàng được không?
Chuyển nhượng tài sản thế chấp tại Ngân hàng được không? Tài sản thế chấp là gì? Nghĩa vụ của người thế chấp? [...]
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố mất tích theo quy định hiện hành
Một người nếu biệt tích trong 2 liền trở lên và đã được người thân thực hiện đầy đủ các biện pháp tìm kiếm nhưng [...]