Quy định của pháp luật về mốc giới ngăn cách các bất động sản
Bất động sản là đất đai, những công trình xây dựng, nhà ở,… gắn liền với đất đai. Giữa các bất động sản thuộc sở hữu của những chủ thể khác nhau phải được ngăn cách bởi các ranh giới, các ranh giới này được xác định bằng những mốc giới trên thực địa. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về quy định của pháp luật về mốc giới ngăn cách các bất động sản.
Mốc giới ngăn cách các bất động sản là gì?
Mốc giới ngăn cách các bất động sản có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, ví dụ nhưu hàng rào, kênh, mương, rãnh,…nằm trên ranh giới chung phân định các bất động sản liền kể, được những chủ sở hữu, người sử dụng bất động sản thoả thuận dùng ranh làm giới để ngăn cách các bất động sản liền kề.
Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về mốc giới ngăn cách các bất động sản
Nội dung Điều 176 Bộ luật Dân sự năm 2015 được kế thừa từ ĐIều 266 Bộ luật dân sự 2005 về “quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản”. Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh một số nội dung cơ bản sau:
Chủ thể có quyền dựng mốc giới
Chủ thể có quyền dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn tạo thành mốc giới giữa các bất động sản phải là chủ sở hữu của bất động sản đó. Các chủ thể khác không phải là chủ sở hữu bất động sản sẽ không có quyền xây dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường.
Mốc giới xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận
Mốc giới giữa các bất động sản như cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới giữa các bất động sản được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ sở hữu hoặc theo ý chí của một bên chủ thể
Quyền sở hữu đối với các mốc giới
Mốc giới được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận là thuộc sử hữu chung của các chủ sở hữu bất động sản
Mốc giới do một bên chủ sở hữu xây dựng nhưng được chủ sở hữu của bất động sản bên kí đồng ý thì cũng thuộc sở hữu chung của các bên. Chủ sở hữu bất động sản không trực tiếp xây dựng mốc giới phải thanh toán chi phí xây dựng cho chủ sở hữu bên kia, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ bên chủ sở hữu bất động sản
Bên chủ sở hữu bất động sản có nghĩa vụ dỡ bỏ mốc giới do mình xây dựng trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản bên kia không đồng ý mà có lý do chính đáng. Lý do chính đáng được hiểu các lý do thuộc về thẩm mỹ, tín ngưỡng…và gây ảnh hưởng đến sự ổn định đời sống của chủ sở hữu bất động sản liền kề
Trường hợp mốc giới là tường nhà chung
Trong trường hợp này, các chủ thể không được quyền trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
Trường hợp nhà xây riêng biể nhưng sát liền nhau
Đối với trường hợp này, chủ sở hữu có quyền được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với hoa lợi thu được từ cây trên cột mốc giới chung
Hoa lợi thu được từ cây trên mốc giới chung được chia đều cho các chủ sở hữu các bất động sản, việc bảo vệ mốc giới là nghĩa vụ chung thuộc về các bên đồng sở hữu của mốc giới. Như vậy, hình thức sở hữu đối với mốc giới là sở hữu chung theo phần và các bên có phần bằng nhau trong khối tài sản chung đó.
>>xem thêm: Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
Trên đây là bài viết chỉ ra các Quy định của pháp luật về mốc giới ngăn cách các bất động sản, nếu Quý khách có vấn đề gì chưa rõ, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp tư vấn.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Những nội dung nào thuộc các Điều kiện [...]

Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên
Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản được không? Giao dịch dân [...]