Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào ? Quy định, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Pháp luật quy định về điều kiện, trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông (chuyển nhượng CPPT) của cổ đông sáng lập? Sau đây, công ty luật LawKey sẽ gửi đến bạn đọc vấn đề này:
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được tạo lập bằng các cách sau:
– Cổ đông sáng lập đăng ký mua Cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
– Cổ đông nhận chuyển nhượng, mua thêm khi công ty phát hành hoặc chào bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Chuyển nhượng CPPT của cổ đông sáng lập được quy định như sau:
Cổ phần phổ thông cổ đông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ vào quy định này, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh được chuyển nhượng theo cách thức sau:
– Cổ đông sáng lập tự do chuyển nhượng CPPT này cho cổ đông sáng lập khác;
– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
– Sau thời hạn năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cho người không phải là cổ đông sáng lập.
Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần phổ thông sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, các hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Căn cứ vào quy định này, cổ phần phổ thông mà Cổ đông sáng lập có thêm sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng được tự do chuyển nhượng cho người khác.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác cũng phải tuân thủ quy định về hình thức chuyển nhượng được quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 . Cụ thể như sau
Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
Người nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông
Trên đây là nội dung chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. LawKey cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với LawKey để được hỗ trợ và giải đáp miễn phí.
Tham khảo: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp công ty mà chúng ta phải biết
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Các vấn đề cần biết khi thành lập công ty do công ty luật uy tín tổng kết từ hàng [...]
Bình ổn giá là gì? Trường hợp thực hiện về bình ổn giá
Bình ổn giá là gì? Những trường hợp nào được thực hiện bình ổn giá? Qũy bình ổn giá? Tất cả sẽ có trong bài viết [...]