Sang nơi ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu?
Sang nơi ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sang nơi ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020:
“Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày thay đổi chỗ ở hợp pháp, người dân phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu. Quá thời hạn nói trên có thể bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng do không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Các trường hợp chuyển nơi ở không được đăng ký thường trú
Theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, nếu người dân chuyển đến những địa điểm sau sẽ không được đăng ký thường trú mới gồm:
Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>Xem thêm: Hướng dẫn dùng ứng dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Ai phải bồi thường khi biển quảng cáo rơi trúng người đi đường?
Khí hậu Việt Nam dù ở miền nào cũng đều trải qua mùa mưa. Việc mưa to, gió giật mạnh gây ra han gỉ, đồng thời gây nguy [...]
Xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại đâu khi sống ở nhiều nơi?
Trường hợp một người sống ở nhiều nơi thì xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại đâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]