Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng lao động
Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật lao động phát sinh, thay đổi , chấm dứt dựa trên cơ sở là các sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng lao động
Khái niệm Hợp đồng lao động
– Theo Bộ luật lao động 2012, Điều kiện để thiết lập một Hợp đồng lao động thường bao gồm 03 yếu tố cấu thành: công việc, sự trả công, quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Công việc là điều kiện cơ bản, đầu tiên để có một Hợp đồng lao động. Sự trả công ( tiền lương) là giá cả của sức lao động, cái giá mà người lao động quan tâm đặc biệt. Sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của hai bên, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì vậy, Hợp đồng lao động là hợp đồng song phương.
Đặc điểm của Hợp đồng lao động
– Hợp đồng lao động thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa Người lao động và Người sử dụng lao động
Đặc điểm này thể hiện đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động trong cơ chế thị trường. Người sử dụng lao động là người có quyền trực tiếp quản lý, điều hành và kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với người làm công từ địa điểm là việc đến thời gian làm việc, định mức lao động,…Đây là yếu tố quyết định để quyết định để phân biệt Hợp đồng lao động với các loại Hợp đồng khác có liên quan đến việc sử dụng lao động như Hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công,..
– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động có tính đích danh, đặc biệt đối với Người lao động
Đặc điểm này thể hiện tính ấn định về chủ thể. Khi thực hiện Hợp đồng lao động, Người lao động phải trực tiếp tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển giao nghĩa vụ này cho người khác nếu không được sự chấp thuận của Người sử dụng lao động cũng không được chuyển giao cho người thừa kế nếu không được Người sử dụng lao động đồng ý.
– Hợp đồng lao động được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định
Việc thực hiện Hợp đồng lao động phải được tiến hành tuần tự và kế tiếp trong thời gian xác định theo giờ, ngày, tuần làm việc. Hợp đồng lao động chỉ được tạm hoãn trong các trường hợp nhất định như gặp trường hợp bất khả kháng hoặc những trường hợp luật định khác.
– Đối tượng của Hợp đồng lao động là việc làm mà không phải là một dịch vụ thông thường hay một quan hệ kinh tế mua bán, đứt đoạn.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các bên quan tâm trong quan hệ lao động là việc làm chứ không phải là kế quả của hành vi lao động như trong Hợp đồng dịch vụ. Quan hệ Hợp đồng lao động, mặc dù là một loại quan hệ mua bán, biểu hiện của nó không giống các quan hệ mua bán thông thường khác trong xã hội mà là một loại quan hệ mua bán đặc biệt. Sức lao động được mua bán trên thị trường không phải là trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động được thể hiện thành việc làm.
Sự kiện pháp ý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng lao động
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động là sự kiện Người lao động vào làm việc tại các đơn vụ sử dụng lao động trên cơ sở một hình thức tuyển dụng lao động nhất định. Quan hệ pháp luật lao động phải dược xác lập trên cơ sở tự do và tự nguyện của các chủ thể. Luật lao động không thừa nhận những quan hệ lao động do các bên ép buộc hoặc lừa dối nhau và càng không thừa nhận ý chí của người thứ ba can thiệp vào việc xác lập quan hệ lao động giữa Người lao động và Người sử dụng lao động
Làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động
Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động là những sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập trước đó của cá chủ thể trong quan hệ này. Sự kiện này có thể xảy ra do ý chí của cả hai bên chủ thể, hoặc do ý chí của một bên, thậm chí do ý chí của người thứ ba ngoài quan hệ pháp luật lao động, nhưng tất cả đều phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động
Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động là những sự kiện mà khi nó xảy ra thì dẫn đến chấm dứt các quyền và nghĩa vụ lao động của các bên. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động bao gồm hai loại là những sự kiện xảy ra do ý chí con người và sự biến đổi pháp lý.
Sự kiện pháp lý có thể xảy ra do ý chí của hai bên chủ thể ( hợp đồng hết hạn hoặc cả hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn); một trong hai bên chủ thể như Người sử dụng lao động sa thải Người lao động, Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc cũng có thể do ý chí của người thứ ba như quyết định của Tòa án phạt giam Người lao động
Sự kiện pháp lý là sự kiện Người lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án. Trong những trường hợp này, quan hệ pháp luật lao động đương nhiên chấm dứt.
>> Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Cần làm gì khi công ty cho nghỉ việc không báo trước?
Các quy định mà NLĐ cần biết khi bị công ty cho nghỉ việc không báo trước? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động
Người lao động có thể gặp rủi ro bị tai nạn lao động bất cứ lúc nào trong khi tham gia lao động. Pháp luật quy định [...]