Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp lao động là vấn đề tất yếu khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp bất kể về quyền hay lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động chúng tôi gửi đến bạn đọc.
Giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Bộ luật lao động 2012 không đưa ra khái niệm cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, chúng ta có thể rút ra khái niệm của giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động là việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa ra cách thức, phương pháp giải quyết những mâu thuẫn làm phát sinh tranh chấp lao động giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động.
Xem thêm: Tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 194 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể như sau:
– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Do tính đặc thù của tranh chấp lao động, Bộ luật lao động 2012 quy định cụ thể các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Đối với tranh chấp lao động cá nhân
Điều 200 Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
– Hoà giải viên lao động.
– Toà án nhân dân.
Đối với tranh chấp lao động tập thể
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định tại Điều 203 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể:
– Tranh chấp tập thể về quyền thuộc thẩm quyền giải quyết của hoà giải viên lao động; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân.
– Tranh chấp tập thể về lợi ích thuộc thẩm quyền giải quyết của: Hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.
Lưu ý:
♦ Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
♦ Hội đồng trọng tài lao động được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Người lao động không được đình công trong các trường hợp nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất
Hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất? Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 [...]

Khi nào công ty được khấu trừ tiền lương của NLĐ?
Khi nào công ty được khấu trừ tiền lương của NLĐ? Nếu công ty khấu trừ tiền lương sai quy định thì bị xử phạt như [...]