Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được tiến hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 205 Bộ luật lao động 2012.
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì?
Dựa trên khái niệm “tranh chấp lao động tập thể về quyền” được quy định tại khỏan 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2012, chúng ta có thể rút ra được:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là việc giải quyết tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Xem thêm: Tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp này khá đơn giản bằng việc tổ chức một phiên họp giữa các bên tranh chấp. Cụ thể được quy định tại Điều 205 Bộ luật lao động 2012.
Bước 1: Tổ chức phiên họp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.
Bước 2: Giải quyết tranh chấp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.
Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật lao động 2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Trợ cấp thất nghiệp là một chế độ áp dụng khi người lao động bị mất việc làm, nhằm hỗ trợ một phần nào đó [...]

Quân nhân chuyên nghiệp có được đăng ký kinh doanh không ?
Quân nhân chuyên nghiệp có được đăng ký kinh doanh không ? Nếu có thì được đăng ký dưới loại hình nào ? Căn cứ pháp [...]