Thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo quy định pháp luật
Thủ tục thành lập văn phòng công chứng. Hồ sơ và trình tự thành lập văn phòng công chứng theo quy định pháp luật hiện hành.
Đề nghị thành lập văn phòng công chứng
Theo khoản 1 Điều 23 Luật công chứng 2014, Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đăng ký hoạt động văn phòng công chứng
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:
+ Tên gọi của Văn phòng công chứng;
+ Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng;
+ Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
+ Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng công chứng
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập;
+ Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo quy định pháp luật, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để giải đáp.
Xem thêm: Điều kiện thành lập văn phòng công chứng
Công chứng, chứng thực di chúc như thế nào?
Công chứng, chứng thực di chúc như thế nào? Một số quy định về công chứng, chứng thực di chúc? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Hồ sơ và thủ tục, cùng với các lưu ý về chia di sản [...]