Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
Sau khi đăng ký chỉ dẫn địa lý các tổ chức, cá nhân sẽ được ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý để đăng ký đó. Vậy để đăng ký được chỉ dẫn địa lý thì cần hồ sơ, thủ tục như thế nào?
Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
– Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
– Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
– Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật sở hữu trí tuệ;
– Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
– Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định;
– Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)
– Bước 3: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
– Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thời hạn giải quyết
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn bảo hộ
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép và ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định.
Trên đây là tư vấn LAWKEY, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Phân biệt tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình thông thường khác
Tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình thông thường khác được quy định và điều chỉnh tại các văn bản luật khác nhau. [...]
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất năm 2023
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất năm 2023? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Sao chép [...]