Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì?

Thuế phí và lệ phí là những thuật ngữ chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống khi thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch. Tuy nhiên, Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì? Không phải ai cũng tìm được định nghĩa chính xác.

1. Phí và lệ phí

Phí và lệ phí được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Luật Phí và Lệ phí 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2017, thay thế, bãi bỏ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án số 10/2009/PL-UBTVQH12.

1.1 Phí là gì

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí. 

1.2 Lệ phí là gì

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.

Ví dụ như khi bạn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Bạn phải nộp lệ phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí.

>> Xem thêm: Thuế môn bài hay lệ phí môn bài

Phân biệt thuế, phí và lệ phí

Phân biệt thuế, phí và lệ phí

2. Thuế 

Điều 47 Hiến pháp 2013 quy định ” Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Khoản 4 Điều 70 Hiến pháp quy định: Quốc hội là cơ quan có quyền quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Tuy nhiên định nghĩa chung thế nào là thuế lại không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào mà từng loại thuế cụ thể được quy định và điều chỉnh tương ứng trong văn bản pháp luật về loại thuế đó.

2.1 Thuế thu nhập

* Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định và điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13. Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

* Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 26/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là loại thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao trong xã hội.

>> Xem thêm: Chính sách thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến khoán chi điện thoại, xăng xe cho người lao động

2.2 Thuế tiêu dùng

* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hiểu là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

* Thuế tiêu thụ đặc biệt: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung tại Luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13. Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là một loại thuế gián thu tính trên giá bán (chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu.

* Thuế giá trị gia tăng:

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13. Thuế giá trị gia tăng được định nghĩa tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

>> Xem thêm: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng

*Thuế bảo vệ môi trường: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế bảo vệ môi trường 2010. Thuế bảo vệ môi trường được định nghĩa tại khoản 1 điều 2 là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

2.3. Thuế tài sản

Thuế tài nguyên: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế tài nguyên 2009, sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật số 71/2014/QH13. Thuế tài nguyên là loại thuế được áp dụng đối với hoạt đông của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Yến sào thiên nhiên; Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

*Thuế sử dụng đất nông nghiệp: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. Là loại thuế thu hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng để vào sản xuất nông nghiệp hoặc các hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp (cho dù không sử dụng).

*Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 

Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Các loại Đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Trên đây là nội dung Thuế Phí và Lệ phí theo quy định mới nhất của pháp luật LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website để được giải đáp. 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu