Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
Thế nào là tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức ? Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức ?
Điều 340 Bộ luật hình sự 2015 quy định Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Dấu hiệu pháp lý
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người phạm tội này thường là những người có trách nhiệm trong việc cấp hoặc quản lý hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức, vì họ có điều kiện thực hiện hành vi phạm tội hơn đối với người khác.
Khách thể
Xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước về hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đã sửa chữa đó thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.
Mặt khách quan
Người phạm tội có các hành vi như:
+ Sửa chữa nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi sửa chữa, làm sai lệch các giấy tờ trên, người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như: Tẩy xóa, viết thêm hoặc bằng những thủ đoạn khác công nghệ cao như dùng hóa chất để tẩy xóa hoặc viết lại, in lại khác với nội dung ban đầu.
Dùng giấy tờ đã bị sửa chữa, làm sai lệch để thực hiện hành vi trái pháp luật là sử dụng giấy tờ bị sửa chữa, làm sai lệch vào mục địch phi pháp như: dùng hộ chiếu đã bị sửa chữa để xuất cảnh trái phép, dùng giấy khai sinh bị sửa chữa để không phải nhập ngũ, dùng giấy chứng nhận hải quan đã bị sửa chữa hoặc tiêu thụ hàng nhập lậu,..Tuy nhiên, hành vi “sửa chữa” hoặc “làm sai lệch” này chỉ cấu thành tội phạm khi người phạm tội sau khi “sửa chữa” hoặc “làm sai lệch” đã sử dụng giấy tờ đó để thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý hình sự như thế nào ?
Tại điều 340 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
>>Xem thêm: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Trên đây là bài viết về Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức Lawkey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội phạm hiếp dâm là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của người khác, đặc biệt [...]

Án treo là gì? Điều kiện được hưởng án treo?
Án treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo? Phân tích chi tiết các điều kiện theo quy định của pháp luật về [...]