Trình tự cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là gì? Hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được quy định như thế nào?
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ, bao gồm thông tin tối thiểu như sau:
– Nước xuất xứ ban đầu của hàng hóa, nước đến cuối cùng của hàng hóa;
– Số tham chiếu và ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
– Số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ không vượt quá số lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
– Ngày hàng hóa đến Việt Nam, ngày hàng hóa rời Việt Nam;
– Tên, địa chỉ hãng tàu vận chuyển, số và ngày vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
– Tên, địa chỉ, chữ ký và con dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì theo quy định hiện nay?
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ đã được khai hoàn chỉnh theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
– Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước xuất khẩu đầu tiên cấp;
– Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trình tự thực hiện
Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp, qua hệ thống điện tử hoặc qua bưu điện đến Bộ Công thương. Lưu ý, trong trường hợp:
– Nộp qua mạng: Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện: Hồ sơ được thể hiện dưới bản giấy
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp thương nhân nộp qua mạng thì trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, Bộ Công thương sẽ tiến hành thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ.
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan, tổ chức xem xét và cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ cho người đề nghị nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Xem thêm: Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện kinh doanh chứng khoán nước ngoài
Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện kinh doanh chứng khoán nước ngoài được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm [...]
Thủ tục Hợp nhất doanh nghiệp ? Hồ sơ hợp nhất công ty
Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp và Hồ sơ hợp nhất công ty như thế nào theo quy định của pháp luật ? Các lưu ý khi hợp [...]