Trường hợp nào được lựa chọn, chỉ định người bào chữa?
Người bào chữa có vai trò góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Vậy pháp luật quy định việc lựa chọn, chỉ định người bào chữa như thế nào?
Người bào chữa là ai?
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và được tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư nếu muốn được hành nghề luật sư.
Việc đương sự nhờ luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là tốt nhất vì người trở thành luật sư phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về đào tạo, kỹ năng hành nghề cũng như những phẩm chất nghề nghiệp
Người đại diện của người bị buộc tội
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội theo quy định của pháp luật. Diện những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm: chạ, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Bào chữa viên nhân dân
Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý là một chức danh ở Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, người đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Người tham gia trợ giúp pháp lý có thể là Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo hợp đồng; Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công cảu tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý có giới hạn đối tượng được trợ giúp, bao gồm: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khan; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Những trường hợp có khó khăn về tài chính bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, Người nhiễm chất độc da cam, Người cao tuổi, Người khuyết tật, Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự, Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình, Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người, Người nhiễm HIV.
Người bào chữa do ai lựa chọn?
Việc lựa chọn người bào chữa được quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
– Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ: cơ quan có thẩm quyền đang quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
Nếu người bị bắt, bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
– Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam: cơ quan có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
Nếu người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
– Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, tạm giam, tạm giữ có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến của họ về việc nhờ người bào chữa.
– Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có thể đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa nếu người bị buộc tội là thành viên của một trong các tổ chức này.
Trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa?
Căn cứ Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ trong các trường hợp:
– Bị can, bị cáo về tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình
– Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa
– Người có nhược điểm về tâm thần
– Người dưới 18 tuổi.
Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp phải chỉ định người bào chữa:
– Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
>> Xem thêm: Người bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm nào?
Trên đây là bài viết về “Trường hợp nào được lựa chọn, chỉ định người bào chữa?” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

Thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự
Thế nào là điều tra trong vụ án hình sự? Hệ thông tố chức của cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra được phân cấp [...]

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật
Đối với mỗi loại tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là khác nhau. Vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình [...]