Người phiên dịch, người dịch thuật là ai ?
Người phiên dịch, người dịch thuật là ai? Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật trong Bộ luật tố tụng hình sự. Khi nào sẽ cần tới người phiên dịch? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người phiên dịch, người dịch thuật là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về người phiên dịch, người dịch thuật như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Quyền của người phiên dịch, người dịch thuật
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về quyền của người phiên dịch, người dịch thuật như sau:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
– Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
– Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
– Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khi nào sẽ cần tới người phiên dịch
Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sử dụng tiếng nói và chữ viết như sau:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.”
Vì điều luật này có quy định rõ rằng người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Vậy nên có những trường hợp người tham gia tố tụng không biết nói, không thể sử dụng hoặc không thể nói, không thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật.
Tại Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cần người phiên dịch như sau:
Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.
Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.”
>> Xem thêm: Người định giá tài sản theo Bộ luật tố tụng hình sự
Trên đây là bài viết về “Người phiên dịch, người dịch thuật là ai?” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.
Chế độ ăn ở và sinh hoạt của phạm nhân theo quy định hiện nay
Trại giam cần đảm bảo các chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho các phạm nhân đang chấp hành án. Chế độ ăn ở và sinh hoạt [...]
Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố?
Giai đoạn truy tố là gì? Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố? Hãy cùng LawKey [...]