Xử lý hành vi lừa đảo qua mạng như thế nào?

Người có hành vi lừa đảo qua mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách nhận biết lừa đảo qua mạng

Sau đây là một số cách nhận biết lừa đảo qua mạng, cụ thể như sau:

  • Giả danh là nhân viên bưu cục thông báo trúng thưởng, hoặc kết bạn qua mạng để làm quen và gửi quà, sau đó yêu cầu nạn nhân cần nộp 1 khoản tiền thuế, phí vận chuyển để nhận quà.

  • Giả danh là nhân viên ngân hàng gọi điện thoại để tư vấn hỗ trợ vay tiền trực tuyến.

  • Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để thông báo nạn nhân liên quan đến các vụ án đang bị điều tra, gửi lệnh truy nã, lệnh bắt tạm giam, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra.

  • Cố ý “chuyển nhầm” tiền đến tài khoản của nạn nhân, rồi yêu cầu, đe dọa nạn nhân trả lại số tiền kia với lãi cắt cổ.

  • Lập ra các trang web kêu gọi mọi người đầu tư tài chính, tiền ảo, hưởng mức lãi suất cao, rồi tự đánh sập trang web sau một thời gian hoạt động.

Đối tượng lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

Hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

♣ Theo Điều 290 Bộ luật hình sự quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

  • Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

  • Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

  • Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

  • Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  • Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

  • Tái phạm nguy hiểm.

 – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

  • Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

 – Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

♣ Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Khi bị lừa đảo, cần tố giác như thế nào?

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

♣ Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:

1. Đơn trình báo công an;

2. CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);

3. Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).

4. Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

♣ Tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
  • Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
  • Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 069.3336310 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

>>Xem thêm: Bất hiếu với cha mẹ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Trên đây là bài viết về: Xử lý hành vi lừa đảo qua mạng như thế nào? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa của chúng tôi.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu