Xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản
Khi nào trộm cắp tài sản bị xử phạt hành chính? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản là bao nhiêu?
Khái niệm
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác đang quản lý.
Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của hành vi này là người phạm tội có hành vi lén lút, bí mật di chuyển bất hợp pháp tài sản của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản này
Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 3, 4 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015
3. Mặt khách quan
Hành vi khách quan được thực hiện bởi hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác đang người quản lý.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là vụ lợi.
Hình phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản
Hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi thoả mãn điều kiện được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015, thể hiện hành vi đó có tính nguy hiểm đáng kể của tội phạm.
Như vậy, người nào có hành vi lén lút, lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, và giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng và không thuộc các dấu hiệu tại điểm a, b, c, d, đ quy định trong khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự 2015 như sau :
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật”
thì bị xử phạt hành chính. Với mức xử phạt hành chính căn cứ theo khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy đinh là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản này.
Xem thêm :

Hành vi gian lận thi cử bị xử lý thế nào?
Trong thi cử nếu giáo viên hay học sinh có hành vi gian lận sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cugf LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]

Cá độ bóng đá bị xử phạt như thế nào?
Mỗi mùa giải bóng đá diễn ra thì xuất hiện rất nhiều tình trạng cá độ bóng đá. Vậy hành vi cá độ bóng đá bị xử [...]