Điều kiện kinh doanh Xuất khẩu gạo
Để kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định pháp luật? Trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về Điều kiện thủ tục kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định pháp luật hiện hành.
I. Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo:
1.– Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về kho chứa thóc, gạo theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 (QCVN 01 – 133: 2013/BNNPTNN);
– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp quy chuẩn về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 (QCVN 01 – 134: 2013/BNNPTNN).
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh trên có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
3. Doanh nghiệp chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh số 1 và 2 nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
II. Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận gồm:
– Đơn đề nghị đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP) (Bản chính);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp);
– Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp doanh nghiệp thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của doanh nghiệp) (Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp).
2. Nơi nộp hồ sơ:
+ Bộ Công Thương
3. Phương thức nộp:
– Nộp trực tiếp: doanh nghiệp có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu (Giấy chứng nhận, hợp đồng) và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
– Gửi qua đường bưu điện
– Nộp trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
4. Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm: Điều kiện đầu tư cây trồng thuốc lá
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà doanh nghiệp đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ tới quý bạn đọc về nội dung điều kiện kinh doanh xuất khâu gạo theo quy định pháp luật hiện hành.
Những tiêu chuẩn để hành nghề thừa phát lại
Hoạt động thừa phát vẫn có thể xem là một hoạt động mới ở nước ta. Tuy nhiên, những người theo ngành pháp lý lại [...]
Ngành nghề kinh doanh và mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
Ngành nghề kinh doanh và mã ngành nghề kinh doanh mới nhất. Tra cứu mã ngành kinh doanh theo quy định mới nhất của pháp luật. [...]