Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Trong lao động không thể tránh khỏi tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật đưa ra quy định về thời hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động như nào?
Khái niệm
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012 quy định:
– Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động.
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác.
– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
Thẩm quyền giải quyết
– Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.
– Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
+ Hòa giải viên lao động,
+ Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
+ Tòa án nhân dân.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích bao gồm:
+ Hòa giải viên lao động
+ Hội đồng trọng tài lao động
>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Tuy nhiên, pháp luật lao động chưa có quy định về việc loại trừ thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu hòa giải, nên đã dẫn đến việc bên tranh chấp mất quyền yêu cầu hòa giải do một số tình huống bất khả kháng như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, … Những trường hợp này lý ra họ được quyền không tính vào thời hiệu yêu cầu khởi kiện như quy định về thời hiệu yêu cầu khởi kiện khác trong tranh chấp dân sự.
Ngoài ra, thời hiệu yêu cầu giải quyết hoặc khởi kiện tranh chấp lao động là 1 năm, đồng thời lại quy định thủ tục hòa giải là bắt buộc trước khi các bên tranh chấp quyết định đưa ra Tòa án để giải quyết sẽ có thể dẫn đến việc các bên tranh chấp không đủ thời hạn đưa tranh chấp ra khởi kiện tại Tòa.
Trong khi đó, thời hiệu khởi kiện các tranh chấp dân sự khác thường là 2 năm mà tranh chấp lao động lại chỉ có thời hạn là 1 năm, rõ ràng quy định này có thể làm hạn chế quyền khởi kiện của các bên trong tranh chấp lao động.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mới nhất
Người lao động sau khi mất việc làm thì có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy trình tự, thủ tục hưởng trợ [...]

Mức phạt với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Mức phạt với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]