Ai được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Trên thực tế việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đang trở thành một xu hướng phổ biến của những doanh nghiệp muốn huy động vốn từ ngoài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc ai được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Căn cứ vào thông tư 40/2018/TT-BTC và nghị định 126/2017/NĐ-CP, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau
Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì?
– Định nghĩa
“Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại hai trường hợp dưới đây thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần
+ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.
Như vậy doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ mới được trở thành doanh nghiệp cổ phần hóa, tức là chuyển thành công ty cổ phần nhằm mục đích chủ yếu mở rộng thêm nguồn vốn, thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.
– Hình thức cổ phần hóa
Các cách thức được sử dụng để chuyển các doanh nghiệp nêu trên thành công ty cổ phần gồm:
+ Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Như vậy nhìn chung là việc bán cổ phần hoặc phát hành thêm cổ phiếu là cách thức giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô trên thị trường cũng như là hoạt động chủ yếu trong quá trình cổ phần hóa công ty. Vậy những ai được và không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
> Xem thêm: Quy định về người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Những chủ thể được mua cổ phần
Những chủ thể được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
– Nhà đầu tư trong nước
Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế trừ các trường hợp bị cấm (trình bày ở phần sau)
– Nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
– Nhà đầu tư chiến lược
Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đủ các điều kiện sau
+ Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
+ Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;
+ Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:
- Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.
- Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.
– Người lao động
Người lao động được mua cổ phần bao gồm các trường hợp:
+ Người lao động mua cổ phần với giá ưu đãi
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm được mua thêm cổ phần
+ Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam
+ Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua
– Tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được mua không quá 3% vốn điều lệ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
>> Xem thêm: Cơ cấu, tổ chức điều hành và quản lý doanh nghiệp nhà nước
Trên đây là tư vấn của Lawkey về vấn đề ai được mua cổ phần tại doanh nghiệp cổ phần hóa xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Thế nào là Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để [...]
Thành lập công ty cổ phần? Tư vấn thành lập công ty cổ phần miễn phí
Thành lập công ty cổ phần cần lưu ý những điều gì? Điều kiện thành lập công ty cổ phần như thế nào? Cùng tìm hiểu [...]