Có thể ủy quyền cho người khác đến dự phiên tòa xét xử ly hôn của mình?
Có thể ủy quyền cho người khác tham gia giải quyết ly hôn cho mình không? Pháp luật quy định về việc uỷ quyền ly hôn như thế nào?
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Đồng thời uỷ quyền cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Việc ủy quyền được xác lập bởi giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
>> Xem thêm: Có được uỷ quyền cho người khác ký khởi kiện không
Có được ủy quyền tham gia trong vụ án ly hôn không
Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân nên không thể chuyển giao cho người khác; hay không được ủy quyền cho người khác giải quyết ly hôn thay cho mình. Để ly hôn thì người có yêu cầu phải nộp đơn ly hôn lên tòa án nơi bị đơn cư trú; tòa án xem xét và thụ lý đơn. Sau khi thụ lý đơn, tòa án sẽ tổ chức các buổi hòa giải, nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử ly hôn. Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;
– Đời sống chung không thể kéo dài;
– Mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong quá trình tham gia tố tụng, thường thì đương sự có thể ủy quyền cho người khác tham gia. Tuy nhiên, trong việc ly hôn; do đây là vấn đề liên quan đến nhân thân của đương sự nên sẽ không cho phép ủy quyền. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với việc ly hôn; đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
“4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của họ.”
Trong trường hợp này; họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn.
Nếu tới phiên xét xử ly hôn mà vợ, chồng không thể tham gia phiên tòa; họ không được ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa đó.
Tuy nhiên người vợ, chồng trong vụ án ly hôn hoàn toàn có thể làm đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt. Và khi có phán quyết của tòa án thì vợ, chồng tuân theo. Nếu vợ, chồng không thực hiện theo bản án của tòa án; bên kia hoàn toàn có thể yêu cầu thi hành án.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về việc có thể ủy quyền cho người khác đến dự phiên tòa xét xử ly hôn của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Xác định tài sản chung của vợ chồng theo quy định mới nhất
Khi quan hệ hôn nhân được xác lập thì quan hệ về tài sản của vợ chồng cũng được bắt đầu. Việc xác định tài sản [...]
Đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như nào? Quy định [...]