Bồi thường thiệt hại trong thương mại
Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được Lawkey gửi tới quý khách hàng trong bài viết sau.
Khái niệm bồi thường thiệt hại trong thương mại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Một số hình thức của bồi thường thiệt hại
Bù đắp những tổn thất phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng gồm tổn thất thực tế và khoản lợi bị bỏ lỡ;
Đền bù thiệt hại cho việc thanh toán chậm, nếu vi phạm nghia vụ thanh toán;
Căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại
Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có các căn cứ sau:
Có hành vi vi phạm: Hành vi vi phạm ở đây có thể là hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ như cam kết trong thỏa thuận hoặc trái với quy định của pháp luật;
Có thiệt hại thực tế xảy ra: Những thiệt hại phát sinh trên thực tế có thể xác định được, tính bằng tiền;
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Xem thêm: Sự kiện bất khả kháng trong quan hệ dân sự
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thứ hai, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
Nguyên tắc xác định mức bồi thường
Do mang tính bù đắp nên số tiền bồi thường không thể vượt quá số tiền thiệt hại thực tế. Đây là nguyên tắc xác định mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hạn chế mức bồi thường không lớn hơn mức thiệt hại của bên bị vi phạm.
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Việc chậm thanh toán là khá phổ biến khi các bên thực hiện hợp đồng, đây được coi là một hành vi vi phạm hợp đồng và có thể được xử lý bằng cách áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Cụ thể là nếu một bên chậm thanh toán thì bên kia có quyền yêu cầu trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm chậm thanh toán.
Các chế tài thương mại khác được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại
Áp dụng chế tài:
– Phạt vi phạm: Nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
– Các loại chế tài khác: Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Trên đây là nội dung Bồi thường thiệt hại trong thương mại LawKey dửi đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với LawKey để được hỗ trợ.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật
Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ do họ tạo ra. Pháp luật [...]
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ
Pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về doanh nghiệp đều quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy, [...]