Các hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu
Các hành vi nào được xem là hành vi gian lận trong đấu thầu? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu
Theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu Thầu 2013, những hành vi sau đâu được xem là gian lận trong đấu thầu:
- Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
- Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Xử lý hành vi gian lận trong đấu thầu
Tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận trong đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài việc bị xử lý như trên, các tổ chức, cá nhân gian lận sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Theo khoản 1 Điều 122 Nghị định 63/2014 quy định, tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức cá nhân. Trong đó, gian lận sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 – 05 năm.
Ngoài ra, Điều 124 Nghị định này cũng nêu, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Về trình tự xử lý vi phạm, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu, người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp và phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Xem thêm: Hộ kinh doanh có được tham gia đấu thầu theo quy định pháp luật không?
Trên đây là nội dung bài viết Các hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh nhà hàng
Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh nhà hàng phải thực hiện những thủ tục gì? Để nhà hàng của nhà đầu tư nước ngoài [...]
Điều kiện kinh doanh Cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Đối với các cơ sở kiểm nghiệm cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra. Để [...]