Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Pháp luật về bảo hiểm quy định các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Các trường hợp được bảo lưu gồm:
Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền xem xét và đồng ý giải quyết thì người lao động có trách nhiệm đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thười hạn 02 ngày kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả.
Nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
Khi thuộc trường hợp này thì người lao động sẽ được bảo lưu cho lần hưởng tiếp theo.
Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Xem thêm: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
– Có việc làm;
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tòa án tuyên bố mất tích;
– Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm: Tạm dừng và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trường hợp người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định như sau: cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Theo đó, đối với những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Xem thêm: Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Chế độ thai sản đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ
Nghị định 115/2015/NĐ-CP còn quy định chế độ thai sản đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ. Cụ thể [...]
Tai nạn lao động chết người: người thân được hưởng chế độ nào?
Người lao động bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân của họ được hưởng những chế độ nào? Hãy cùng Lawkey tìm [...]