Giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động
Điều kiện để Hội đồng trọng tài lao động thụ lý giải quyết tranh chấp lao động là gì? Thủ tục Giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động
Khái niệm
Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật;
Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành với các bên
Điều kiện thụ lý giải quyết
– Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài bao gồm các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động; tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công do Chính phủ quy định
– Tranh chấp đó đã được đề nghị giải quyết tại hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; hết thời hạn hòa giải mà Hội đồng hòa giải cơ sở; hòa giải viên không thực hiện giải quyết tranh chấp liên về lợi ích thì các bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc
– Có đơn đề nghị hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp lao động đúng quy định của pháp luật
– Người yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phải là một trong các bên của tranh chấp.
+ người sử dụng lao động, đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động
+ đại diện cho người lao động
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2012; Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết; Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
– Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết; Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan; tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
+ Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng; trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.
+ Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được; hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.
+ Biên bản có chữ ký của các bên có mặt; của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
+ Bản sao biên bản hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày lập biên bản.
– Sau thời hạn 05 ngày; kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
– Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành; thì sau thời hạn 03 ngày; tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
– Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành; thì sau thời hạn 03 ngày; tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Ngoài ra, có thể tham khảo về Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
Lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng chế độ nào?
Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể mang thai ngoài tử cung. Vậy khi lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng [...]
Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Trong quá trình làm việc, người lao động có thể phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về [...]